Facebook
Twitter

Lễ Giáng Sinh và những biểu tượng

Nội dung bài viết

Giáng Sinh là một dịp mà bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng mong mỏi và hào hứng đón nhận. Vì sao ư? Chắc hẳn là không gì bằng những ly rượu ấm nồng bên món gà quay thơm phức, hoặc cũng chỉ đơn giản là một bữa gặp mặt ấm cúng của những người con trong gia đình – những người mà hiếm khi họ có một dịp gì đó để gặp mặt nhau. Trong số đó, những biểu tượng Giáng Sinh – thứ báo hiệu một mùa Giáng SInh đang đến cũng sẽ mang đến cho bạn một không khí ấm áp vô cùng, không chỉ bởi hình dạng mà còn là ý nghĩa của chúng.

Và những biểu tượng ấy là gì? Bạn đã biết qua chúng chưa nào? Bạn có thể biết nhưng còn thiếu? Dù là gì thì hãy cùng Nama Chocolate Shop tìm hiểu về nó nhé.

Nguồn gốc và lịch sử của lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc của lễ Giáng Sinh là một ngày kỷ niệm Chúa Giêsu (Jesus) sinh ra đời – Theo những tín hữu theo đạo Kito giáo. Trích từ Kinh Thánh, Đức Chúa được sinh ra tại làng Bethlehem (đọc là Bê – lem) thuộc xứ Judea nước Do Thái thuộc đế quốc La Mã – vị trí này bây giờ là một thành phố thuộc Palestine.

Thời gian là khoảng giữa năm 7 trước Công Nguyên và năm 2 sau Công Nguyên. Ngày lễ được cử hành vào ngày 25 tháng 12 hằng năm. Đêm trước ngày Giáng Sinh – đêm 24/12 – là đêm vọng để mừng lễ bởi theo lịch Do Thái thì thời gian để bắt đầu một ngày mới là kể từ khi mặt trời lặn, tức hoàng hôn. 

Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory (Lịch mà chúng ta đang dùng bây giờ).

Các thuật ngữ như Noel, Christmas hay Xmax chính là những từ dùng để chỉ Giáng Sinh. Chữ Noel (Nô – en) là viết tắt của từ Emmanuel (Em-ma-nu-en) nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Chữ Christmas gồm 2 phần là Christ (Đấng được xức dầu tấn phong) và chữ Mas (Viết tắt của chữ Mass – Thánh Lễ). Vì vậy, chữ Christmas có nghĩa là “Ngày lễ của thánh Christ” hay chúng ta gọi là “Ngày lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu”)

Chữ Xmas thực ra cũng là chữ Christmas. Chúa Giêsu tên tiếng Anh đầy đủ là Jesus Christ, và trong tiếng Hy Lạp, chữ Christ được viết là Xristos. Chính vì vậy, chữ Xmas mới ra đời để rút gọn từ Christmas nhưng cách đọc là giống nhau.

Vì thế, về nguồn gốc và lịch sử, lễ Giáng Sinh là một ngày lễ mà các tín hữu Kito giáo kỷ niệm ngày Đức Chúa sinh ra đời để lãnh đạo và dẫn dắt loài người. Hiện nay, lễ Giáng Sinh đang được quốc tế hóa với nhiều hình ảnh màu sắc như ông già Noel, cây thông, vòng hoa,…

Ý nghĩa to lớn của ngày lễ Giáng Sinh

Ngày lễ Giáng Sinh bây giờ đã trở nên phổ biến trên thế giới và được đó nhận bởi tất cả mọi tầng lớp, kể cả những người dân không theo đạo Thiên Chúa.

Một ngày đông giá lạnh, mọi người ngân nga câu Merry Christmas từ trong Thánh Đường cho đến những góc khuất của những con hẻm ngoằn ngoèo, tất cả mọi người đều cảm thấy ấm áp và hạnh phúc – bên cạnh những biểu tượng Giáng Sinh đã quá quen thuộc.

Vì ý nghĩa to lớn của ngày lễ này, một số bộ phim và câu chuyện cũng được chiếu nhằm truyền tải thông điệp này. Nếu bạn đã từng coi phim Kim Possible thì trong tập phim được chiếu vào cận ngày Giáng Sinh, tiến sĩ Dr.Drakken – vốn là kẻ thù của Kim và Ron lại chủ động hòa bình một ngày để hưởng ứng Giáng Sinh chung với Kim và Ron. Cuối tập phim là cảnh họ ngồi uống trà cùng nhau trong ngày 25/12.

Nếu bạn nói Merry Christmas thì bạn đã mang hơi ấm đến cho chính bản thân mình và mọi người vì bản thân chữ Merry có nghĩa là hân hoan, vui sướng và một chút ấm lòng cho đêm đông giá lạnh.

Cũng vì lẽ đó, các hoạt động tình nguyện và nhân ái cũng được các cá nhân và tổ chức từ thiện đẩy mạnh trong cộng đồng các dân tộc khắp thế giới.

“Happy Christmas to all, and to all a good night”

Trích “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas” của Clement Moore

Các biểu tượng Giáng Sinh

Hang Đá và Máng Cỏ

Một hang đá với những người mục đồng, những con chiên và dê quây quần bên máng cỏ là nơi ngự vị của Đức Chúa Hài Đồng Giê-su với hai vị thân mẫu của Ngài, xung quanh còn có các mục đồng và các thiên thần. Đó chính là hình ảnh của Đức Chúa Giáng Sinh.

Biểu tượng Giáng Sinh: Những hình ảnh bạn sẽ thấy vào đêm Giáng Sinh

Chắc chắn là bạn sẽ dễ dàng thấy được những hình ảnh này trong mùa Giáng Sinh ở những ngôi Thánh Đường hoặc trong những gia đình theo đạo Thiên Chúa.

Họ cầu nguyện và hướng về hang đá, mong rằng Đức Chúa sẽ dẫn dắt loài người đến với hạnh phúc, không còn nghèo đói và chiến tranh.

Ngôi sao đêm Giáng Sinh

Tương truyền rằng khi Đức Chúa sinh ra đời, có một ngôi sao đã xuất hiện và dẫn đường cho các vị vua từ vùng phía Đông xa xôi (thuộc lãnh thổ Iran và Syria) tìm đến hang đá, nơi Đức Chúa cùng thân mẫu của Ngài đang ở.

Họ tin rằng sẽ gặp được phép lạ, chính vì thế mà sau lễ Giáng Sinh sẽ có một lễ nữa gọi là lễ Ba Vua. Họ đã dâng lên cho Đức Chúa vàng (tượng trưng cho ngôi vị của Chúa), nhũ hương (tượng trưng cho thiên tính của Chúa) và mộc dược (tương trưng cho cuộc khổ nạn của Chúa).

Ngôi sao Giáng Sinh vì thế đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong ngày lễ và thường được treo trên những vị trí quan trọng nhất như Ngọn tháp chuông của Thánh Đường hoặc trên đỉnh của cây thông Noel.

Ông già Giáng Sinh

Ông già Giáng Sinh hay chúng ta hay gọi là ông già Noel có một nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ IV. Ông già Noel hay Santa Claus là hình tượng bắt nguồn từ vị thánh Nicholas – vị thánh bổn mạng của người nghèo và trẻ em.

Thánh Nicholas được mọi tín hữu theo đạo biết đến với tấm lòng hảo tâm và suy nghĩ vì người nghèo. Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Sicily, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.

Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

Năm 1882, Clement Clarke Moore đã viết bài hát nổi tiếng của mình “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh).

Ông được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ. Vào đêm Noel, ông sẽ lái chiếc xe kéo với hai chú tuần lộc và mang quà đi phát cho những trẻ em ngoan trên khắp thế giới.

Một thông tin thêm về thánh Nicholas là vào ngày nay, từ Đông sang Tây, Ngài được biết đến với tước hiệu là thánh bổn mạng của trẻ em, của người đi biển, của ngành ngân hàng, các tiệm cầm đồ, các học giả, các trẻ mồ côi, dân lao động, các du khách, các thương gia, các quan tòa, dân nghèo, các thanh thiếu nữ, các sinh viên, các nạn nhân bị oan sai, các tù nhân và các người làm hoặc bán nước hoa.

Ngài là thánh bổn mạng của TP Apulia (Ý quốc), đảo Sicily, Hy Lạp, và TP Lorraine (Pháp quốc). Như vậy, chúng ta có thể thấy mức độ “nổi tiếng” của ông già Noel đến mức nào.

Những chiếc vớ bên lò sưởi

Đây là một truyền thuyết có liên quan đến Thánh Nicholas. Câu chuyện kể về một quý tộc góa vợ sớm nên tiêu cả sản nghiệp. Vì thế, ông và 3 cô con gái phải đến sống trong một túp liều tranh và kiếm sống bằng nghề nấu ăn, giặt giũ, may vá và quét dọn. Đến khi 3 cô gái đến tuổi lấy chồng thì người cha không có của hồi môn cho cả 3 cô, mà theo luật, nếu không có của hồi môn thì 3 cô gái phải ở vậy suốt đời.

Thánh Nicholas biết chuyện và muốn giúp đỡ. Một đêm nọ, sau khi biết rằng người cha và 3 cô con gái đã đi ngủ, Thánh Nicholas lấy 3 gói vàng nhỏ ném qua ống khói lò sưởi vào trong nhà. 

Biểu tượng Giáng Sinh: Những hình ảnh bạn sẽ thấy vào đêm Giáng Sinh

Những gói vàng này rơi vào ba đôi vớ của các cô gái phơi bên lò sưởi. Sáng hôm sau, khi các cô gái thức dậy tìm thấy những đôi vớ dài có đựng vàng và họ vui mừng khôn xiết. Không lâu sau, cả 3 cô đều được lập gia đình.

Tiếp tục truyền thống này, trẻ em khắp thế giới vẫn còn treo các vớ Giáng Sinh bên lò sưởi. Ở Pháp và một số nước Âu châu, trẻ em thay vì để vớ thì đặt giày cạnh lò sưởi.

Cây thông Giáng Sinh

Màu xanh vĩnh cửu của màu lá, dáng vẻ cùng sức sống mạnh mẽ kể cả trong khí hậu khắc nghiệt nhất với những vật trang trí lấp lánh ở xung quanh, đó là cây thông, một biểu tượng Giáng Sinh quen thuộc và chúng ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Cây thông có nguồn gốc từ Đức vào thế kỷ thứ 16 và đến thế kỷ thứ 19 thì loại cây này được sử dụng rộng rãi tại Anh. Năm 1820, cây thông được mang sang nước Mỹ.

Ngày nay, đến dịp Noel, mọi nơi đều trang trí cây thông với những đồ vật trang trí như quả châu, dây kim tuyến, hoa và những món quà nho nhỏ. Cây thông tương trưng cho hy vọng và sức sống.

Những món quà Giáng Sinh

Dưới chân cây thông luôn là nơi những món quà lấp lánh nằm lăn lóc hoặc được xếp thành chồng gọn gàng và ngăn nắp. Giáng Sinh là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng và tình cảm bằng cách tặng quà cho những người thân, bạn bè hoặc người yêu.

Theo tôn giáo, việc tặng quà có nguồn gốc từ hình ảnh 3 vị vua tặng quà cho Đức Chúa Hài Đồng. Cả những người mục đồng cũng tặng những món quà nho nhỏ hoặc hoa trái của họ. Những món quà vì thế đã xuất hiện trong ngày lễ Giáng Sinh với ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng của người tặng và người được tặng.

Biểu tượng Giáng Sinh là các loại cây và hoa

Nhiều loại cây được dùng làm biểu tượng Giáng Sinh và đều mang các ý nghĩa an lành và hạnh phúc. Một trong số đó có các loài cây và hoa sau đây.

Dây tầm gửi (Mistletoe)

Các tư tế Druid Anh, Pháp và Ái Nhĩ Lan (Ireland) đã dùng cây này cho mùa Giáng Sinh vì dù không có rễ nhưng cây vẫn xanh tươi trong suốt mùa đông lạnh lẽo.

Biểu tượng Giáng Sinh: Những hình ảnh bạn sẽ thấy vào đêm Giáng Sinh

Những người Celtic thì dùng cây này để chữa bệnh như vô sinh, giải độc. Ngoài ra, người dân bán đảo Bắc Âu Scandanavia xem cây tầm gửi là biểu tượng của thần tình yêu Frigga. Điều này là nguồn gốc lí giải việc các cặp đôi hôn nhau dưới bóng cây với ý nghĩa cầu hạnh phúc và may mắn.

Bạn sẽ thấy dây tầm gửi được treo trước cửa như một lời mời gọi hòa bình, thiện chí và hiếu khách trong ngày Giáng Sinh

Cây trạng nguyên (Poinsettia)

Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett – đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mexico. Ông đã mang loại cây này vào nước Mỹ năm 1882.

Biểu tượng Giáng Sinh: Những hình ảnh bạn sẽ thấy vào đêm Giáng Sinh

Theo truyền thuyết được kể lại rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã hái một chùm lá cây và mang đến đặt dưới chân của Đức Chúa. Phép màu hiện ra khi những chiếc lá hóa thành những “bông hoa” màu đỏ tuyệt đẹp. Hoa ở đây chính là những chiếc lá đỏ của cây.

Cây Nhựa ruồi (Holly)

Một số nơi còn gọi cây này là cây oro. Ở Bắc Âu, mùa Đông khắc nghiệt được dân gian kể rằng thường có mang theo vô số các linh hồn ma quỷ. Và khi chúng qua đâu thì mọi sinh vật, kể cả cây cỏ đều héo úa trong giá lạnh.

Tuy vậy, duy nhất có cây oro vẫn xanh tươi dù là phải hứng chịu những đợt gió rét buốt nhất. Những cây này được đặt trên cửa để đẩy lùi ma quỷ.

Nếu bạn từng xem qua bộ phim Tom and Jerry sẽ thấy cây này trong một tập phim trong mùa Giáng Sinh.

Vòng lá mùa vọng (Wreath)

Đây là một vòng lá hình tròn màu xanh. Chúng ta thường thấy vòng lá này được treo trên cửa hoặc để trên bàn trong dịp gần đến Giáng Sinh.

Trên vòng lá đặt 4 cây nến gồm 3 cây màu tím (3 ngày lễ trong mùa Vọng) và một cây nến màu hồng (Chúa Nhật thứ 4 mùa vọng – Gaudete Sunday). Hình tròn của chiếc vòng lá tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa đối với con người

Thiệp Giáng Sinh

Hình thức thiệp Giáng Sinh bắt nguồn từ năm 1843 khi những cậu thiếu niên thực tập viết chữ đẹp bằng cách làm nên những câu chúc mừng Giáng Sinh cho cha mẹ trong khi người lớn thì sẽ vẽ thiệp tặng cho bạn bè hoặc người thân. Lúc đó, ông Henry Cole là một thương gia giàu có tại Anh kiêm giám đốc đầu tiên của Viện Bảo Tàng Victoria và Albert ở Luân Đôn cũng có ý định làm như vậy.

Tuy nhiên, do bận rộn với công việc nên ông đã nhờ họa sĩ John Calcott Horsley làm việc này. Bức thiệp này vẽ 3 phần với phần giữa mô tả một gia đình vui hưởng Lễ Giáng Sinh và có ghi dòng chữ: “Giáng Sinh Vui Vẻ & Chúc Mừng Năm Mới đến với Bạn.”

Vào Noel năm đó, tấm thiệp của Cole đã được in ra 1000 bản và nhanh chóng bùng phát và trở thành một cơn sốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Trào lưu này du nhập sang Đức không lâu sau đó và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Cây kẹo hình gậy

Những năm 1800, một nhà làm kẹo người Ấn Độ đã thể hiện ý tưởng độc đáo về lễ Giáng Sinh, và ông đã làm nên chiếc kẹo hình cây gậy.

Cũng có một thông tin khác về chiếc kẹo là nó được tạo ra vào thế kỷ thứ 17. Theo đề nghị của nhạc trưởng ở Nhà thờ Chánh toà Cologne ở Đức, người ta làm nên những cây kẹo màu trắng có hình như cây gậy của mục đồng, dùng để dỗ cho các em nhỏ. Thế là tập tục kẹo gậy này lan tràn khắp cả Âu Châu.

Theo Hiệp Hội Những Nhà Kẹo Bánh Toàn Quốc Hoa Kỳ, vào năm 1847 một di dân từ Đức tên là August Immar đã dùng kẹo gậy này để trang hoàng cho cây Giáng Sinh ở Wooster, tiểu bang Ohio.

Về ý nghĩa, màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng và vô tội của Đức Chúa Hài Đồng. Ba sọc nhỏ tượng trưng cho những khổ nạn và Ngài phải chịu trước khi hoàn thành sứ mạng của mình. Ba sọc đó còn thể hiện cho sự hiện diện của Ba ngôi Thiên Chúa.

Chiếc kẹo cũng được làm theo hình dáng của chiếc gậy chăn cừu như để tượng trưng cho ý nghĩa Thiên Chúa dẫn dắt loài người, và nếu bạn lật ngược nó lại thì nó tượng trưng cho chữ J – chữ cái đầu tiên của Đức Chúa Giê-su (Jesus).

Và nói gì thì nói, biểu tượng cây kẹo hình gậy sẽ là một biểu tượng Giáng Sinh không nơi nào thiếu!

Bữa tối Reveillon

Đây là một bữa ăn theo phong cách nhiều nước như Pháp, Bỉ, Brazil, Tây Ban Nha, Romania, Quebec, New Orleans và nhiều quốc gia dùng ngôn ngữ tiếng Pháp.

Đây là một bữa tối dài với những món ăn cầu kì và sang trọng như tôm hùm, hào sống, ốc sên đất, gan ngỗng. Tráng miệng có thể là kem hoặc là bánh khúc gỗ bûche de Noël.

Biểu tượng Giáng Sinh: Những hình ảnh bạn sẽ thấy vào đêm Giáng Sinh

Dù gì thì bữa ăn này cũng phải tuân theo một cấu trúc gồm có 3 nguyên tố là thủy (cá chép, hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo)

Bánh Buche Noel (bûche de Noël)

Lò sưởi là một biểu tượng trong văn hóa của những người Tây phương, họ hay đốt củi trong lò sưởi đêm Giáng Sinh với niềm tin tiếng lửa cháy lách tách sẽ xua đuổi mọi điềm xui xẻo ra khỏi nhà họ. Do sự hiện đại hóa nên chẳng nhà nào còn dùng cái ống khói nên tập tục này dần mất đi. 

Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay. Tên tiếng Anh của loại bánh khúc củi này là Yule Log Cake.

Các bài hát Giáng Sinh

Chúng ta chắc chẳng còn ai lạ lẫm với những bài hát như Jingle Bell, Holy Night – Silent Night mà mọi người hay nghêu ngao hát trong dịp Giáng Sinh.

Các bài hát này có nguồn gốc khác nhau. Bài Jingle Bell thì do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác và nằm trong danh mục American Song Bag của nhà thơ Carl Dandburg. Bài còn lại thì có nguồn gốc từ Đức với tựa nguyên gốc là “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Các bài hát này được dịch ra gần 100 thứ tiếng cho đến ngày nay.

Còn người Việt Nam chúng ta chắc cũng chẳng lạ gì bài hát Feliz Navidad vui vui mỗi khi Giáng Sinh đến.

Tiếng chuông nhà thờ

Hình ảnh tiếng chuông các Ngôi Thánh Đường ngay đầu bài Jingle Bell đã cho ta thấy một đêm hân hoan và tràn đầy niềm vui của những tín đồ Kito Giáo.

Nếu bạn đi đâu đó trong đêm Giáng Sinh gần các ngôi Thánh Đường thì tiếng chuông với những lời hát câu ca sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp trong lòng.

Nến Giáng Sinh

Hình ảnh những cây nến lung linh mùa Giáng Sinh sẽ làm tâm hồn bạn lan tỏa.

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh.

Biểu tượng Giáng Sinh: Những hình ảnh bạn sẽ thấy vào đêm Giáng Sinh

Khi về nhà trong một đêm mùa đông, ông thấy ánh sáng các ngôi sao lấp lánh trên cây thông nhỏ trước nhà nên ông đã nảy ra một sáng kiến. Ông dùng nến và gắn chúng lên các cành cây thông trong nhà để tái hiện lại ngôi sao trên làng Bethlehem.

Tạm kết

Như vậy, các bạn đã biết về các biểu tượng Giáng Sinh thường thấy rồi đấy. Với những hình ảnh này, văn hóa mỗi quốc gia đã thể hiện chúng vô cùng lung linh và huyền ảo, tạo nên những nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Và chắc hẳn nhà bạn cũng sẽ có ít nhất một vài hình ảnh mà Nama Chocolate Shop đã đề cập đến rồi đấy nhé! Chúc các thực khách một mùa Giáng Sinh vui vẻ.

Chia sẻ bài viết

Nếu bạn thấy bài viết hay, xin vui lòng chia sẻ nhé

Bạn muốn bình luận gì?