Gift Box

Nhấn vào nhận quà!

Cách làm bánh Mochi kem sữa dừa hình chú thỏ dễ thương

Bánh mochi hình thỏ: Hướng dẫn làm Wagashi hình chú thỏ dễ thương

Trước khi hướng dẫn cách làm thì Nama Shop xin giới thiệu một chút. Wagashi (和菓子) hay Hòa quả tử chính là những món bánh mức có nhân ngọt ngày Tết của Nhật Bản mà người Nhật Bản vẫn hay dùng chúng kèm với trà vào dịp năm mới. Bánh Mochi chính là một trong những loại bánh kẹo này, và thường dùng mứt đậu đỏ, mứt đậu trắng hoặc trái cây làm nhân bánh. Wagashi thường có thành phần làm từ các loại cây cỏ là chính. Và sau đây, nama chocolate shop xin hướng dẫn bạn cách làm món bánh mochi hình thỏ cực kỳ dễ thương này.

Món này rất dễ làm, thường là sẽ thành công với cả những bạn lần đầu làm, vì vậy các bạn cứ theo thông tin của bài viết bên dưới mà làm thôi nhé.

Nguyên liệu làm bánh mochi hình thỏ

Phần nguyên liệu cho bánh mochi

Đầu tiên chính là phần nguyên liệu mà các bạn sẽ cần để làm phần bánh:

  • 50 gram bột làm bánh Mochi Shiratamako hoặc là mochiko – có thể dùng bột nếp thay thế
  • 60 gram đường
  • 90 ml nước
  • 1 muỗng mật gạo (Rice Syrup) hay mật bắp (Corn Syrup)

Phần nguyên liệu cho nhân bánh

Tiếp sau đó là phần nguyên liệu cần có để làm nhân bánh:

  • 60 gram bột kem dừa (1 túi) – cái này có tên khác là bột cốt dừa đấy, có thể mua ngoài chợ
  • 2 muỗng tinh bột lúa mì (Wheat Starch) – Không phải là bột mì nhé, bạn mua coi chừng nhầm lẫn, có thể xem cách mua trên mạng
  • 1 muỗng kanten – loại này nhìn rất giống sương sa, bạn có thể tìm mua ở cừa hàng tiện lợi Nhật Bản. Nếu bạn không biết có thể ra cửa tiệm Nhật Bản để hỏi. Nếu không thì bạn dùng chất tạo đông Agar (agar flakes), chúng ta hay gọi là bột rau câu, hoặc dùng Gelatin cũng được.
  • 200 ml nước
  • một nhúm muối

Phần nguyên liệu cho trang trí:

Phần này có thể túy ý các bạn làm nhé:

  • Dừa nạo nhỏ cắt ngắn / dừa bào sợi
  • Một ít vừng đen
  • Một chút Yokan (Đây là món thạch rau câu Nhật Bản)

Quy trình làm bánh

Phần nhân bánh

Đầu tiên thì bạn cần chuẩn bị phần nhân bánh, có thể là vài tiếng. Bạn cho nước và bột rau câu (Kanten / Agar) vào chảo và khuấy đều (chưa bật bếp nhé). Để hỗn hợp trong khoảng 15 phút để cho chúng hòa vào nhau. Bật bếp lên ở nhiệt độ nhỏ và khuấy liên tục.

Nấu chừng 5 đến 10 phút cho đến khi hỗn hợp tan ra hoàn toàn. Bỏ đường và muối vào chảo, khuấy đều và cho bột kem dừa vào. Hòa thêm vào hỗn hợp 2 muỗng nước. Sau đó khuấy đều và cho hỗn hợp sôi lên và quánh lại.

Bạn tắt bếp và đổ hỗn hợp này vào một cái khuôn, loại khuôn đựng đá trong tủ lạnh có chia lổ nhỏ ấy. Loại khuôn này thì bạn có thể mua tại các tiệm bán dụng cụ làm bánh, không thì bạn dùng chén nhỏ hoặc hũ bánh flan cũng được.

Sau khi đã đổ ra hết thì bạn dùng màng bọc thực phẩm / tô nhỏ / chén nhỏ,.. hay đại loại cái gì có thể úp hoặc bọc khuôn lại và bỏ khuôn vào trong tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ.

Phần thân bánh

Chuẩn bị một cái khay cho phần bánh mochi hình thỏ. Bạn đổ dừa bào sợi và dàn đều bên trong cái khay làm thành một lớp dày. Cho bột bánh mochi vào trong một cái tô thủy tinh và cho nước vào từ từ. Bạn nên vừa cho nước vừa đánh để cho bột không bị vón cục nhé.

Phần nhân bánh khi thành hình

Khi nước và bột hòa vào nhau hoàn toàn, bạn cho đường vào và đánh cho đến khi nào hỗn hợp mịn. Sau đó, bạn bọc tô lại và cho vào lò vi sóng chừng 2 phút (để ở chế độ 600 watt nhé).

Sau đó, bạn lấy hỗn hợp ra và khuấy hỗn hợp đều. Sau đó, đậy khuôn lại và bỏ vào trong lò viba thêm 2 phút nữa.

Phần bột bánh sẽ hoàn thành khi bạn thấy nó trong mờ và rất dính. Lấy tô ra khỏi lò và cho vào phần mật gạo / mật bắp. Tiếp tục khuấy cho đến khi hỗn hợp bột mịn ra.

Phần mật gạo / mật bắp sẽ làm cho bánh mochi mềm và mịn và giữ độ tươi cho bột.

Đổ phần bột nóng ra cái khay chứa phần dừa bào sợi. Sau đó, cắt bánh mochi thành những viên tròn nhỏ và gói phần nhân vào bên trong. Bạn nhớ phủ thêm phần dừa nạo nếu cảm thấy bột có vẻ dính ra tay.

Để làm thỏ thì bạn nặn bột hình tròn, sau đó làm đôi tai hoặc phần yokan. Nếu không thì bạn có thể dùng phần bột bánh để nặn ra rồi thêm màu thực phẩm cho đôi tai.

Nếu bạn có đồ cắt bánh quy thì dễ làm tai hơn. Đôi mắt thì bạn dùng mè đen (nếu muốn mắt thỏ to thì bạn dùng đậu đen). Để cho các phần dính vào nhau thì bạn có thể dùng hồ bột hoặc mật gạo.

Vậy là bạn đã làm xong phần bánh. Loại mochi này có thể giữ được 2 – 3 ngày. Để bảo quản thì bạn có thể dùng màng bọc thức ăn và bọc nó lại, nhưng không được cho vào tủ lạnh. Nếu bạn muốn cho vào tủ lạnh thì trước khi ăn cần phải rã đông ở nhiệt độ phòng

Chú ý: Bạn nên dùng bột gạo Nhật như mình đã đề cập ở bên trên để tạo mùi và vị đúng nhất cho món wagashi dạng mochi này. Về đường thì bạn có thể dùng bất kì loại đường nào – sẽ có nhiều mùi vị khác nhau khi bạn cho các loại đường khác nhau.