Gift Box

Nhấn vào nhận quà!

Bia rượu Nhật Bản – Đồ uống có cồn và văn hóa

Bia rượu Nhật Bản - Đồ uống có cồn và văn hóa uống tại Nhật Bản

Uống bia hay uống rượu tại Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Nhật Bản. Các bữa tiệc như sinh nhật, giáng sinh, lễ tết hay bất cứ lễ lạc chúc mừng gì đều được tổ chức tại nhà hàng và Izakaya (Một loại nhà hàng kiểu như quầy bar – 居酒屋). Điều đó cũng là một hoạt động thường niên đã có từ lâu đời như một loại văn hóa xã giao để thắt chặt cả mối quan hệ xã hội cũng như kinh doanh. Bạn chắc chắn sẽ bất ngờ rằng bia rượu Nhật Bản cực kì đa dạng và bạn có thể kiếm được nó ở bất cứ đâu từ xe đẩy bên đường (hàng rong) đến cả siêu thị sang trọng.

Và sau đây, mời các bạn xem qua một số loại bia rượu mà người Nhật bản rất thường hay tiêu thụ nhé!

Một số loại bia rượu Nhật Bản thường thấy

Bia – ビール)

Bia là một loại thức uống phổ biến tại Nhật Bản với các loại bia rượu Nhật Bản. Trong đó, các hãng bia dẫn đầu phải kể đến như Asahi, Kirin, Suntory và một loại phổ biến cũng tại Việt Nam là Sapporo.

Uống bia là một nghệ thuật và nó được du nhập vào thời Nhật Hoàng Meiji từ nước Đức như là một dự án phát triển cho đảo Hokkaido ở phía Bắc Nhật Bản.

Kể từ đó, dân Nhật bản cũng dần phát triển thói quen uống bia của mình.

Happoshu – 発泡酒

Happoshu là một loại thức uống Nhật Bản khá giống bia hay còn gọi là bia có lượng đại mạch thấp. Đây là một sản phẩm gần đây của các hãng bia Nhật Bản, theo mình nghĩ là dành cho những người muốn cai bia dần dần vì vị của nó thì khá là giống một chai bia và cũng có một chút độ cồn trong đấy.

Điểm khác biệt của loại thức uống này chính là chúng có vị như bia, độ còn thấp, có khi còn được cho là soda.

Bia loại 3 – Shin Janru

“Bia loại 3” là một trong những sản phẩm gần đây, mới hơn cả Happoshu, trong ngành công nghiệp bia rượu Nhật Bản. Sản phẩm này được tạo ra nhằm chống lại việc thay đổi thuế má với các sản phẩm và đồ uống có cồn.

Sản phẩm này giống y chang một lon bia từ màu sắc đến mùi vị nhưng lại chẳng có tí đại mạch nào, thay vào đó người ta dùng đậu nành, đậu tương hoặc mầm lúa mạch để thay thế cho hương vị bia.

Quả là một thức uống thật kỳ lạ các bạn nhỉ!

Rượu gạo – 酒

Sake là một từ quốc tế bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản để chỉ về các loại đồ uống làm từ gạo lên men có chất cồn và nó có xuất sứ từ xứ sở mặt trời mọc.

Sake hay Nihonshu được lên men chủ yếu nhờ vào gạo, nước và nấm mốc Koji trắng. Ngoài các hãng lớn và tên tuổi ra thì rượu gạo địa phương (jizake) tại Nhật Bản đếm không xuể, hệt như các hãng rượu hoặc làng làm rượu Việt Nam.

Bia rượu Nhật Bản - Đồ uống có cồn và văn hóa uống tại Nhật Bản

Độ cồn của rượu sake chiếm từ 10% đến 20% và bạn có thể uống nóng hoặc lạnh và chúng thường được phân loại. Ngoài ra, các loại rượu gạo không được phân loại Nigori or nigorizake (濁り酒) thì thường phô biến hơn trong họ hàng bia rượu Nhật Bản.

Shochu (燒酒) và Awamori

Một số bạn xem phim Hàn Quốc chắc cũng từng nghe qua loại này với cái tên là Soju. Thật ra thì khi xuất khẩu sang Mỹ thì các hãng rượu Nhật Bản đã đổi tên Shochu thành Soju của người Hàn Quốc nên đôi khi các bạn chưa nghe qua sẽ không hiểu.

Loại rượu Shochu truyền thống là loại rượu trắng của Nhật Bản, được chưng cất với nồng độ cồn khác nhau từ 20% đến 40% tùy thể tích. Loại sản phẩm này làm từ gạo Nhật, khoai lang, lúa mì hoặc mía đường. Nó thường được hòa chung với nước và đá, nước trái cây và nước soda hoặc trà olong.

Awamori là loại rượu Shochu từ tỉnh Okinawa và sự khác nhau chính là thay vì dùng loại gạo Nhật thân ngắn thì Awamori dùng loại gạo Thái thân dài và sử dụng nấm mốc Koji đen địa phương.

Chuhai

Nhìn thì có vẻ lạ nhưng tên sản phẩm trên là cắt đôi từ hai chữ Shochu highball mà thành. Đây là một sản phẩm hay thấy xuất hiện trong lễ hội con gái tại Nhật Bản vì nó là rượu trái cây với độ cồn chỉ từ 3% đến 8%, và tất nhiên là dành cho nữ uống.

Các mùi cơ bản nhất của loại rượu này thường là chanh, mận, hoa mơ, đào, bưởi, chanh xanh và mikan (một loại cam của Nhật Bản). Ngoài ra còn có một số loại Chuhai theo mùa như lê mùa đông, dứa và nashi (lê Nhật Bản).

Chuhai còn có thể được tao ra bằng cách pha rượu Shochu và soda chung với nhau và được bày bán khắp mọi nơi hoặc tại cửa hàng bia rượu Nhật Bản.

Highball

Chắc chẳng ai lạ gì các loại rượu Whiskey highball được pha từ rượu Whiskey và nước soda. Bắt nguồn từ nhưng năm 1950, loại thức uống này đã hồi sinh và nhanh chóng được cả Nhật Bản tôn vinh là thức uống chuyên dùng để …. thay thế bia cho các anh chàng yếu tửu lượng.

Bia rượu Nhật Bản - Đồ uống có cồn và văn hóa uống tại Nhật Bản

Highball (tên gọi tắt) là một sản phẩm có chứa cồn từ 5% đến 7% và thường được bán rộng rãi trong lon tại các cửa tiệm hoặc máy bán hàng tự động.

Người dân cũng sẽ không cảm thấy việc thưởng thức loại rượu này khá khó khăn trong những ngày lễ vì nó có độ cồn thấp, uống sẽ không bị say bí tỉ như là uống rượu.

Rượu mận (Umeshu)

Umeshu được làm từ trái mận Nhật Bản (ume), đường, rượu Shochu hoặc sake. Nó có vị ngọt, hương trái cây và mùi giống nước trái cây. Thật chẳng lạ lùng gì khi nó có thể hấp dẫn những thần dân ghét rượu để chung vui trong một bữa tiệc nào đó.

Sản phẩm thường được chế biến tại nhà và có thể được tìm thấy tại bất kì đâu tại Nhật Bản. Các cặp đôi đi ngắm hoa đào nở hay để những lon rượu mận này trên các tảng đá, hòa chung với soda hoặc umeshu sawa (rượu sake chua).

Các cặp đôi sử dụng loại rượu này trong các dịp kỷ niệm hằng năm!

Rượu vang

Phụ nữ Nhật Bản mê uống loại rượu vang hơn cả các quý ông, vốn chỉ mê sake hoặc bia. Trong lúc nhập khẩu rượu vang đỏ, rượu vang trắng và rượu soda từ Pháp, Ý thì các sản phẩm tương tự từ Mỹ và Úc cũng ào ạt vào theo.

Điều đó khiến các loại rượu vang địa phương bắt đầu le lói xuất hiện và chuẩn bị nở rộ thành một ngành công nghiệp lớn. Vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng nhất là Yamanashi Prefecture thuộc quận Chubu nằm ở phía tây Tokyo và có thủ đô là Kofu (diện tích bao trọn một nửa núi Phú Sĩ và vùng ngũ hồ Phú Sĩ).

Các loại bia rượu Nhật Bản khác

Whiskey là phiên bản rượu Tây ở Nhật Bản và thường được thưởng thức trên đá hoặc hòa chung với nước và đá. Các loại rượu Gin và Vodka cũng thường được phục vụ tại các quầy bar, nhà hàng và izakawa.

Tại Nhật Bản, loại bia rượu Nhật Bản nổi tiếng nhất có thể kể đến là Hibiki Nikka Samurai Whiskey với hình ảnh một chiến binh samurai dũng mãnh. Các loại rượu này thường mang những hình ảnh đậm sắc văn hóa dân tộc Nhật Bản và được xuất khẩu để dùng làm quà tặng.

Bia rượu Nhật Bản - Đồ uống có cồn và văn hóa uống tại Nhật Bản

Các sản phẩm bia rượu được bày bán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng rượu (saka-ya) hoặc máy bán hàng ven đường. Máy bán hàng sẽ được tắt hết vào lúc 11 giờ đêm. Độ tuổi sử dụng chất cồn tại Nhật là 20 tuổi, bằng với độ tuổi hút thuốc và mua thuốc lá.

Tạm kết

Như bận thấy đấy, bia rượu tại Nhật Bản khá đa dạng và được nhiều người biết đến. Ngay cả bản thân người dân Nhật Bản cũng cho rằng tiêu thụ một chai bia hay rượu cũng là một thú vui nên có trong những nga